Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi | Kết nối tri thức Ngữ văn 9

Tài liệu soạn bài Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi | Kết nối tri thức Ngữ văn 9

Soạn bài Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

* Trước khi đọc

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm ấy.

Trả lời:

– Em đã từng đọc câu chuyện Sọ Dừa. Nhân vật chính là Sọ Dừa có ngoại hình rất khác lạ người tròn như một trái dừa không có chân không có tay, chú bé chỉ lăn khắp nhà.

– Điều em ấn tượng đó là tuy có ngoại hình khác thường nhưng chú bé rất thông minh, hiền lành chăm chỉ, biết giúp đỡ bố mẹ

* Đọc văn bản

Đang cập nhật …

* Sau khi đọc

Câu hỏi 1 trang 99 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này có gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người.

Trả lời:

– Văn bản bàn luận về vấn đề: Thông điệp sâu sắc kèm những gợi mở nhiều suy nghĩ về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi qua văn bản Thằng quỷ nhỏ.

– Phạm vi mở rộng hơn so với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người.

Câu hỏi 2 trang 99 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định các luận điểm chính của văn bản. Các luận điểm ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

– Luận điểm chính:

+ Sự kì dị về ngoại hình của nhân vật Quỳnh khiến cho mọi người coi cậu bé là kẻ lạc loài.

+ Sự lạc loài khiến mọi tình cảm của một con người bình thường, nếu xuất hiện ở Quỳnh thì trong mắt mọi người đều là một cái gì đó khác thường kệch cỡm.

+ Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực của giá trị.

+ Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những sai lạc mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác.

+ Không nên biến những nhân vật trong văn học thiếu nhi thành nhân vật hoàn hảo.

+ Viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

– Mối quan hệ: Tác giả đi từ câu chuyện để từ đó đưa ra vấn đề bàn luận là những phẩm chất cần có của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Câu hỏi 3 trang 99 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc phần (1) và cho biết tác giả bài nghị luận đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy. Em có nhận xét gì về các lí lẽ bằng chứng được tác giả sử dụng?

Trả lời:

– Lí lẽ, bằng chứng:

+ Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ở đây là sự kì dị trong nhân dạng.

+ Quỳnh người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ – được miêu tả với những đặc điểm: hai vành tai to…thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.

+ Nhân dạng lạ lẫm với chúng bạn khiến cậu bé ấy phải chịu thân phận một kẻ lạc loài.

+ Chẳng những thế, sự lạc loài khiến mọi tình cảm của một con người bình thường nếu xuất hiện ở Quỳnh thì trong mắt bạn bè đều là một cái gì khác thường.

– Các lí lẽ bằng chứng của tác giả sử dụng rất thuyết phục, hợp lí. Sau khi đưa ra các lí lẽ, tác giả đều đưa bằng chứng đi kèm khiến cho các lí lẽ bằng chứng rất chặt chẽ, liên kết.

Câu hỏi 4 trang 99 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc phần (2) và cho biết tác giả có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.

Trả lời:

– Tác giả có quan niệm: Nhân dạng hóa ra không phải vẻ bề ngoài, nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị.

+ Nhân dạng của riêng một cá nhân nhưng lại được định giá bởi cộng đồng.

+ Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại.

+ Một mặt bạn bè dành cho Quỳnh một ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng nhưng mặt khác bản thân Quỳnh cũng thấy ứng xử ấy của cộng đồng là tự nhiên, chú chấp nhận nó.

Câu hỏi 5 trang 100 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong phần (2) tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng gì?

Trả lời:

– Tác giả đã lí giải: Vì nó hoạt động loại trừ với những gì còn lại những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn những gì dị thường.

– Việc liên tưởng có tác dụng: Minh chứng cho việc quy chuẩn về sự thống nhất giữa nhân hình và nhân tính.

Câu hỏi 6 trang 100 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong phần (3) theo tác giả một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất gì? Những câu văn nào giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

– Cần có những phẩm chất:

+ Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những sai lạc mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác.

+ Không nên biến những nhân vật trong văn học thiếu nhi thành nhân vật hoàn hảo.

+ Viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

Câu hỏi 7 trang 100 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong đoạn cuối của bài nghị luận, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan niệm này?

Trả lời:

Quan niệm này rất đúng đắn. Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao nhiêu khó khăn, tuổi thơ sẽ được phát hiện lại được chiếu sáng như vậy mới tạo nên một tác phẩm thiếu nhi sâu sắc.

Câu hỏi 8 trang 100 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở văn bản (Cách đặt vấn đề, tổ chức luận điểm, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, ngôn ngữ…)

Trả lời:

– Nghệ thuật:

+ Tác giả đã đặt vấn đề một cách trực tiếp đưa ra suy nghĩ của bản thân.

+ Tổ chức luận điểm: Các luận điểm được tổ chức sắp xếp một cách chặt chẽ, theo trình tự.

+ Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng: Các lí lẽ bằng chứng thuyết phục, được trình bày ngay sau các luận điểm.

* Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến “Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”.

Trả lời:

“Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Thực ra cảm hứng về cái hoàn hảo là một hạn chế phổ biến trong văn học Việt Nam nói chung. Chính bởi cảm hứng xây dựng những nhân vật hoàn hảo nên các nhà văn Việt Nam, trong nhiều trường hợp, khi viết cho người lớn thường gây cho người ta cảm giác họ là những đứa trẻ ngây thơ. Còn khi viết cho trẻ em lại thường gây cho người ta ấn tượng họ là những người lớn đạo mạo và nông nổi. Rốt lại, dù viết cho ai họ cũng không khiến cho người đọc (dù là trẻ em hay người lớn) bắt gặp được mình trên trang sách.

Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-9/