Tài liệu soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
Ở sách giáo khoavăn11, bạn đã học văn bàn “Tôi có một ước mơ” của Mác-tin Lu-tho Kinh (Martin Luther King). Văn bản đó giúp các bạn hình dung cấu trúc và những yếu tố của văn bản nghị luận được viết dưới hình thức một bài phát biểu. Trong bài học này, bạn có cơ hội đại diện cho tập thể lớp, tổ chức đoàn hộ, cộng đồng dân cư, hoặc đóng vai một nhà lãnh đạo, nhà hoạt động xã hội,.. viết bài phát biểu để hưởng ứng hoặc phát động một phong trào, hoạt động xã hội mang lại lợi ích chung. Có thể hình dung văn bản này sẽ được đọc trong một buổi lễ phát động nhưng không nhất thiết như vậy. Trên thực tế, bài phát biểu có thể đến với công chúng dưới hình thức một văn bản viết miễn là có nội dung phù hợp để đọc trong một buổi lễ phát động.
* Yêu cầu
– Giới thiệu được phong trào hoặc hoạt động xã hội mà người viết muốn hưởng ứng hoặc phát động và nói rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của nó; có cách mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc.
– Triển khai hệ thống luận điểm chặt che, sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục;
giúp người tiếp nhận hiểu rõ lí do người viết hưởng ứng hay phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội.
– Nêu được ý kiến trái chiều có thể có và sử dụng lí lē, bằng chứng phản bác để tăng tính thuyết phục cho văn bản.
– Sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh và biểu cảm để tăng thêm xúc tác động của bài phát biểu.
– Có kết bài gây ấn tượng, thuyết phục người đọc thay đổi nhận thức hoặc hành động.
* Phân tích bài viết tham khảo:
1. Giới thiệu chương trình hành động mà người viết muốn công chúng quan tâm; nêu tầm quan trọng, tính cấp bách của nó.
Trả lời
Đây là điều cần thiết ở một bài phát biểu, phải nêu rõ ràng nội dung phát biểu để khẳng định tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề.
2. Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng về những nỗ lực đã có.
Trả lời
Hệ thống luận điểm:
– Cảnh báo ngân sách phòng chống HIV đang tăng lên đáng kể nhờ sự cam kết của nhiều quốc gia.
– Việc lập quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét
– Những nhóm từ thiện cộng đồng xuất hiện và tiên phong trong cách phong trào.
3. Nhiều bằng chứng (sự việc thực tế và số liệu thống kê) cho thấy những nỗ lực đã có là chưa đủ.
Trả lời
Người viết đã đưa ra hàng loạt những bằng chứng thực tế và có cả số liệu thông kê rõ ràng, cụ thể để cho biết rằng tất cả những nỗ lực nêu ở trên là chưa đủ, và mong muốn cần có sự cố gắng nhiều hơn trong tương lai.
4. Sử dụng các yếu tố biểu cảm (nêu nạn nhân là phụ nữ và trẻ em) để tác động đến tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận.
Trả lời
Người viết rất khéo léo qua cách lấy sự đồng cảm của người nghe để khơi gợi cảm xúc đồng thời tuyên truyền, kêu gọi cho người nghe hiểu được tác hại đáng sợ của HIV/AIDS.
5. Lí lẽ và bằng chứng chứng minh sự chậm trễ đặt ra thách thức mang tính toàn cầu.
Trả lời
Khẳng định đây là vấn đề cần chung tay, cùng nhau nỗ lực để đưa HIV/AIDS lên thành vấn đề hàng đầu.
6. Nêu ý kiến trái chiều để phản bác nhằm tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Trả lời
Gợi sự đồng cảm của người nghe bằng cách chỉ ra vẫn con rất nhiều người bị kỳ thị ngoài kia
7. Cách kết bài gây ấn tượng đối với người đọc, kêu gọi mọi người thay đổi nhận thức và hành động.
Trả lời
Cách kết bài gây sự hứng khởi, làm tăng ý chí và nhiệt huyết cho người nghe.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài viết tham khảo:
Câu 1 (trang 119 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Tác giả viết bài này trong bối cảnh nào?
Trả lời
Bài viết được viết vào năm 2003, khi đại dịch HIV/AIDS đang hoành hành trên toàn thế giới, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế.
Câu 2 (trang 119 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Bài viết kêu gọi điều gì? Lời kêu gọi đó hướng đến đối tượng nào?
Trả lời
– Bài viết kêu gọi mọi người chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS
– Lời kêu gọi này hướng đến tất cả mọi người, bao gồm chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và toàn thể cộng đồng.
Câu 3 (trang 119 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Những luận điểm nào được tác giả triển khai để thuyết phục người tiếp nhận hưởng ứng cuộc đấu tranh chống lại HIV/AIDS? Lí lẽ và bằng chứng được dùng trong văn bản có gì đáng chú ý?
Trả lời
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm cần được đẩy lùi. Đại dịch này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế, và nếu không được phòng chống hiệu quả, HIV/AIDS có thể lây lan rộng rãi. Việc đẩy lùi HIV/AIDS không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay tổ chức mà là trách nhiệm chung của toàn cộng đồng.
Thống kê cho thấy số người nhiễm HIV/AIDS và số ca tử vong do đại dịch này vẫn ở mức đáng báo động. Tuy nhiên, một số quốc gia đã đạt được thành công trong nỗ lực phòng chống HIV/AIDS, minh chứng cho khả năng kiểm soát và đẩy lùi đại dịch. Các tổ chức quốc tế uy tín cũng đã liên tục kêu gọi hành động nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Câu 4 (trang 119 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Ý kiến trái chiều nào được đề cập trong văn bản? Việc nêu ý kiến trái chiều đó có tác dụng gì? Nếu có thì sự hưởng ứng đó do đâu mà có?
Trả lời
– Ý kiến trái chiều được đề cập trong văn bản:
+ Mọi người cho rằng việc phòng, chống HIV/AIDS quá tốn kém lại không mang lại hiệu quả cao.
+ Một số người khác cho rằng việc giáo dục về giới tính và cung cấp bao cao su đang khuyến khích hành vi quan hệ tình dục không đảm bảo.
Câu 5 (trang 119 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Theo bạn, lời kêu gọi của tác giả có thể nhận được sự hưởng ứng rộng khắp không? Nếu có thì sự hưởng ứng đó do đâu mà có?
Trả lời
Lời kêu gọi của tác giả có thể thu hút được sự quan tâm rộng rãi vì HIV/AIDS là một vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi quốc gia và dân tộc. Mọi người đều mong muốn sống trong một môi trường không có HIV/AIDS và có nhiều tổ chức quốc tế cùng với các quốc gia đang nỗ lực chung để đẩy lùi đại dịch này.
* Thực hành viết theo các bước
1. Chuẩn bị viết
Trước hết, cẩn xác định vị thế của bản thân khi viết bài phát biểu. Có thể viết với tư cách là người hưởng ứng (đồng tình, ủng hộ) một phong trào hoặc một hoạt động xã hội do một tổ chức hay cá nhân khác phát động (khởi xướng). Cũng có thể viết với tư cách là người phát động, khởi xướng phong trào hoặc hoạt động đó. Dù với tư cách gì thì bài viết của bạn cũng phải gắn với nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống và đòi hỏi sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo công chúng. Đây là điểm khác biệt đáng kể giữa để tài của bài viết này với đề tài của những bài văn nghị luận thông thường mà bạn đã từng viết. Có thể tham khảo một số vấn đề sau để triển khai bài viết: Hưởng ứng phong trào “lối sống xanh” để giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường; Hưởng ứng ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ; Hưởng ứng ngày Hội đọc sách; Tham gia trồng cây để trả lại màu xanh cho quê hương; Cùng nhau hành động chống bạo lực học đường.
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Đọc lướt một lần nữa bài viết tham khảo, chú ý đến cấu trúc và trình tự triển khai các luận điểm, lí lē, bằng chứng trong văn bản, tự đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau để tìm ý:
– Phong trào hoặc hoạt động xã hội được đề cập trong bài viết nhằm giải quyết vấn đề bức thiết gì của đời sống? Bạn viết bài này với tu cách gì (hưởng ứng hay phát động) và hướng đến đối tượng nào?
Đọc bài viết tham khảo, có thể thấy tác giả đặt vấn để rất rõ ràng: Cân phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS. Đối tượng hướng đến là chính phủ các nước, các Công ti, nhóm từ thiện, tổ chức phi chính phủ.
– Vì sao mọi người cần quan tâm đến phong trào hoặc hoạt động mà bạn để cập? Nó có tầm quan trọng và tính cấp thiết như thế nào? Làm thế nào để thuyết phục mọi người tin điều đó?
Việc trả lời những câu hỏi này giúp bạn truyền tải được thông điệp đến người tiếp nhận một cách mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của ho. Để thuyết phục đối tượng tiếp nhận, tác giả bài viết tham khảo đã mô tả tình trạng “dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành”, “trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng mười người bị nhiễm HIV”.
– Đối tượng mà bài viết hướng đến cần phải làm gì để hưởng ứng hoặc đáp lại lời kêu gọi của bạn?
Trong bài viết, Cô-phi An-nan kêu gọi: “Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng,
kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.”. Trong bài viết của mình, bạn có thể kêu gọi người đọc thay đổi nhận thức hoặc có hành động tức thời và mạnh mẽ.
– Những lí lẽ và bằng chứng nào cân được huy động?
Bài viết tham khảo triển khai mạch các ý theo logic tường minh và đơn giản: Ngân sách dành cho phòng chống HIV/AIDS đã được tăng lên một cách đáng kể nhưng dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành. Thế giới đã bị chậm trễ trong việc phòng chống dịch bệnh. Chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Các bằng chứng là những sự việc thực tế và số liệu thống kê cụ thể.
Về phần mình, bạn có thể sử dụng những loại bằng chứng phổ biến như: bằng chứng láy từ sự việc thực tế mà người viết chứng kiến; bằng chứng lấy từ các nghiên cứu khoa học; bằng chứng dựa trên niềm tin được Công nhận rộng rãi; bằng chứng dựa trên ý kiến của chuyên gia; bằng chứng lấy từ số liệu thống kê, thông tin được lượng hoá,. Các bằng chứng cần sát hợp, đáng tin cậy và được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để lí lẽ của bạn có sức thuyết phục.
– Liệu có ý kiến nào trái ngược với quan điểm mà bạn nêu ra hay không? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào? Khi phát đi thông điệp về phòng chống HIV AIDS, Cô-phi An-nan đã tính đến khả năng có người cho rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức khác cấp bách hơn việc phòng chống HIV/AIDS hay chúng ta chỉ cần giữ khoảng cách, tránh xa các bệnh nhân AIDS. Khi kêu gọi mọi người hành động cho một mục tiêu cao cả nào đó, chúng ta cũng cần tính đến khả năng không phải ai cũng đông ý với mình, vì vậy cần có lí lẽ, bảng chứng để đối thoại với họ.
– Những yếu tố bổ trợ nào (thuyết minh, biểu cảm,.., cần được sử dụng để tăng cường sức thuyết phục cho bài viết?
Khi nói đến nạn nhân của HIV/AIDS, tác giả bài viết tham hảo tập trung vào đối tượng là phụ nữ và trẻ em nhằm tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Về phần mình, bạn cần lựa chọn những yếu tố bổ trợ phù hợp, đó có thể là một mẩu chuyện ngắn, một chi tiết gây xúc động cho người đọc,…
b. Lập dàn ý
Sau khi tìm được các ý, cẩn soát lại và sắp xếp những ý đó một cách hệ thống để lập thành dàn ý cho bài viết.
Mở bài: Nêu phong trào hoặc hoạt động xã hội mà người viết hưởng ứng hoặc muốn phát động và nói rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của nó.
Thân bài:
– Trình bày hệ thống luận điểm, lí lë và bằng chứng để thuyết phục người đọc.
– Nêu được ý kiến trái chiều có thể có về vấn để được bàn luận.
– Sử dụng các yếu tố thuyết minh và biểu cảm,..
Kết bài: Thể hiện thông điệp (hưởng ứng hoặc kêu gọi) dưới dạng những câu nói ngắn gọn và mạnh mẽ, thúc giục người tiếp nhận thay đổi nhận thức hoặc có hành động đáp ứng phù hợp.
3. Viết
Bài phát biểu trong một buổi lễ phát động đòi hỏi tính hùng biện cao, vì vậy, cần có cách mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc. Cách thông dụng là mở đầu bằng việc đặt một câu hỏi nêu vấn để, kể một mẩu chuyện để dẫn dắt vào vấn để hoặc đưa ra một kết quả nghiên cứu kèm theo số liệu thống kê. Để thông điệp không bị bỏ qua hay lãng quên, cần có kết bài gây ấn tượng đối với người đọc.
– Chú ý điều tiết nhằm đảm bảo nội dung vừa đủ, phù hợp với thời gian để đọc trước công chúng (nếu bài phát biểu được đọc trong một buổi lễ) hoặc duy trì được hứng thú của người đọc (nếu bài phát biểu được phổ biến dưới hình thức văn bản viết).
– Ngôn ngữ sử dụng trong bài (bao gồm cả cách xưng hô) cần phù hợp với mục đích và đối tượng mà bạn muốn kêu gọi. Việc dùng một số câu khiến có thể phù hợp trong bài phát biểu, góp phần làm cho lời kêu gọi trở nên mạnh mẽ.
Bài viết tham khảo:
Đề bài: Hưởng ứng phong trào “lối sống xanh”:
Cuộc sống xanh không chỉ là một phương pháp tồn tại mà còn là một triết lý, một phương thức tiếp cận nhằm giảm thiểu tác động của con người đến môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Để thực hiện một lối sống xanh, chúng ta cần tập trung vào việc sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách tiết kiệm và thông minh, từ việc tiết kiệm nước, điện đến việc sử dụng nguyên liệu và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và tái chế. Việc giảm thiểu lượng rác thải, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường cũng là một phần không thể thiếu của lối sống xanh.
Hơn nữa, lối sống xanh còn bao gồm việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, như ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay vì ô tô, giúp giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm không khí và làm giảm ô nhiễm âm thanh. Tạo ra một môi trường sống xanh và trong lành bằng cách trồng cây, tạo vườn, và tận dụng các khu vườn tại nhà không chỉ giúp cải thiện không khí mà còn tạo ra một không gian sống gần gũi với thiên nhiên.
Ngoài ra, một phần không thể thiếu của lối sống xanh là việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ và không sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất độc hại, như mỹ phẩm tự nhiên và sản phẩm làm sạch hữu cơ. Việc tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chay hoặc ít thịt cũng là một phần quan trọng của lối sống xanh, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện sức khỏe.
Cuộc sống xanh không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe của con người mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững của hành tinh. Chúng ta cần phải nhận thức và hành động theo lối sống xanh, từ việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ đến việc ứng dụng các phương tiện giao thông công cộng, để giảm thiểu tác động của con người đến môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của hành tinh.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chinh sửa, hoàn thiện. Cụ thể:
– Rà soát cấu trúc và nội dung chung của văn bản; đảm bảo bài viết có đủ ba phân, mỗi phần đều được triển khai đáp ứng yêu cầu đã được nêu trong dàn ý và trong phần Viết.
– Kiểm tra hệ thống lí lē, bằng chứng để đáp ứng yêu cầu chính xác, tin cây, thích hợp, đầy đủ.
– Xem xét phong cách văn bản để đẫm bảåo tính trang trọng, có cách xưng hô phù hợp với vị thế của người viết trong quan hệ với đối tượng tiếp nhận; tránh những lời kêu gọi đại ngôn hoặc cách nói sáo rỗng, cũ mòn.
– Rà soát lỗi chính tả, dùng từ ngü, đặt câu; lỗi về mạch lạc và liên kết trong mỗi đoạn văn và giữa các đoạn văn.
Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Kết Nối Tri thức. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây: