Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Tài liệu soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đivăn8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi

* Khái niệm

– Bài văn kể lại một chuyến đi thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó, người viết kể lại các sự việc của chuyến đi mà mình đã tham gia (một chuyến đi), có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này để tăng sự sinh động cho bài viết.

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản

• Kể lại một chuyến đi theo ngôi thứ nhất.

• Nêu được các thông tin cơ bản về chuyển đi; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra chuyến đi.

• Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.

• Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

• Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài giới thiệu chuyến đi đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.

+ Thân bài: nêu những thông tin cơ bản về chuyến đi; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian của chuyến đi; kể lại các sự kiện theo trình tự thời gian; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

+ Kết bài: khẳng định giá trị của chuyến đi; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà chuyến đi gợi ra cho bản thân.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Về Ba Tri thăm Di tích lịch sử Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu

Câu 1 (trang 94 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Đoạn mở bài, kết bài trong văn bản trên đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài kể lại một chuyến đi như thế nào?

Trả lời:

– Bài văn kể lại chuyến về thăm Di tích lịch sử Mộ và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu ở Ba Tri:

+ Mở bài: giới thiệu và cảm nhận chung của người viết về chuyến đi.

+ Kết bài: nêu cảm nhận sâu sắc và ý nghĩa của chuyến đi.

=> Như vậy đoạn mở bài, kết bài trong văn bản đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài kể lại một chuyến đi.

Câu 2 (trang 94 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Liệt kê các sự việc được kể, xác định sự việc chính và trình tự kể về các sự việc trong phần thân bài.

Trả lời:

Các sự việc được kể:

– Các hoạt động trên xe di chuyển về điểm tham quan.

– Tham quan khu đền thờ cũ.

– Tham quan khu đền thờ mới; ngắm tượng cụ Đồ Chiểu; nghe giới thiệu, thuyết minh về cuộc đời cụ.

– Tham quan một số điểm khác ở khu lăng mộ, khu tưởng niệm rồi lên xe trở về. Các sự việc trên được kể theo trình tự thời gian cũng là theo diễn biến của chuyến đi.

Câu 3 (trang 94 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Tìm một số câu văn, từ ngữ trong văn bản cho thấy người viết đã kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm. Việc kết hợp các yếu lỗi đó có tác dụng gì?

Trả lời:

Một số câu văn, từ ngữ trong văn bản cho thấy người viết đã kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm là:

– Kết hợp kể với miêu tả (các cụm từ in đậm), ví dụ:

Ba chiếc xe du lịch chở hơn một trăm học sinh của trường từ từ lăn bánh, rồi tăng tốc, bon bon chạy về Di tích lịch sử Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Đó là một khu nhà kiên cố dựng theo hình tròn thoáng đãng, mái ngói màu xanh, nền lát gạch bóng, rất khang trang, trên các cửa ra vào và trần nhà trang trí hình hoa sen, cuốn thư, ngòi bút, hoa lá, hay trống đồng…

– Kết hợp kể, miêu tả với biểu cảm (các cụm từ in đậm), ví dụ:

Giọng cô thật truyền cảm, vừa trong trẻo vừa ấm áp, nhất là khi cô đọc thơ cụ…

Trên đường về, tôi cứ nghĩ miên man với câu hỏi: Trong hoàn cảnh khó khăn như cụ Đồ, liệu có mấy người vẫn có thể sống có ích, vẫn đấu tranh và làm việc nghĩa được như cụ…? Càng nghĩ, tôi càng khâm phục tấm lòng yêu nước, thương dân, cốt cách bình đi, gần gũi, nghị lực phi thường và những gì mà cụ Đồ Chiểu đã làm được cho đời.

=> Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố trên là phát huy ưu thế của nhiều loại yếu tố, làm cho chuyến đi trở nên sinh động, lời văn vừa sáng rõ (qua việc kể diễn biến sự việc), vừa gợi tả (qua miêu tả) và truyền cảm (qua biểu cảm).

Câu 4 (trang 94 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Theo người viết, ý nghĩa sâu sắc của chuyến đi là gì? Ý nghĩa đó được thể hiện trong bài viết bằng cách nào” Việc sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại chuyến đi có tác dụng gì trong việc thể hiện ý nghĩa đó?

Trả lời:

– Ý nghĩa sâu sắc của chuyến đi được nói rõ ở đoạn kết. Ngôi thứ nhất giúp người viết thể hiện trực tiếp những quan sát, cảm xúc cũng như những trải nghiệm thực tế của bản thân; gây được niềm tin về tính xác thực và việc giao tiếp với người đọc cũng thuận lợi hơn…

Câu 5 (trang 94 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Từ bài viết trên, em rút ra được lưu ý gì khi viết bài văn kể lại một chuyến đi?

Trả lời:

– Em rút ra được lưu ý khi viết bài văn kể lại một chuyến đi là:

+ Cần phải sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.

+ Thuật lại được diễn biến của chuyển đi cũng như các sự việc quan trọng.

+ Tạo được điểm nhấn để tránh dàn trải, dài dòng.

+ Kết hợp tự nhiên các yếu tố miêu tả, biểu cảm….

*Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 94 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Viết bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc (bài viết cả sử dụng yêu lỗ miêu tả hoặc biểu cảm hoặc kết hợp cả hai yếu tố ấy).

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Trả lời các câu hỏi sau để xác định yêu cầu của đề bài:

– Chuyển di nào đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc?

– Mục đích viết bài này là gì (chia sẻ trải nghiệm của em với bạn bè, thầy cô hay để tham gia một cuộc thi viết)?

– Người đọc bài này có thể là ai? Họ muốn thu nhận được điều gì từ bài viết

– Với mục đích và người dọc đó, nội dung và cách viết sẽ như thế nào

• Để thực hiện được yêu cầu của đề bài, em cần:

– Xem lại đặc điểm của kiểu bài.

– Nhớ lại, tập hợp và ghi chép những tư liệu liên quan về chuyển đi mà em đã tham gia.

– Tìm thêm các tư liệu liên quan đến chuyến đi để bảo đảm sự da dạng và độ tin cậy của thông tin.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Em hãy:

– Xác định rõ: hoàn cảnh, lí do, mục đích thực hiện chuyến đi; những người cùng tham dự; phương tiện di chuyển, khung cảnh, không khí chuyến đi; trình tự các hoạt động từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.

– Xem lại các tư liệu vừa thu thập, đánh dấu và lọc ra các ý cần cho bài viết (ví dụ: các tư liệu liên quan đến địa điểm, thời gian, trình tự diễn biến…).

– Liệt kê các sự kiện cụ thể cần thuật lại, chọn sự kiện chính làm điểm nhấn trong văn bản.

– Liệt kê sự việc, cảnh vật, con người… trọng tâm cho bài viết; lưu ý kết hợp miêu tả hay thể hiện suy nghĩ, tình cảm khi kể.

– Dự kiến một số kiểu câu, từ ngữ quan trọng nhằm tạo điểm nhấn cho bài viết.

– Sắp xếp các ý đã ghi theo trình tự hợp lí vào sơ đồ dàn ý sau:

Mở bài – Giới thiệu về chuyến đi.

– Nêu ấn tượng ban đầu về chuyến đi.

Thân bài – Nêu những thông tin cơ bản về chuyến đi.

– Thuật lại chuyến đi (thời gian, địa điểm, sự kiện, cảm xúc…); kết hợp kể với miêu tả.

– Nếu ấn tượng đặc biệt của người viết khi tham gia chuyến đi.

Kết bài – Khẳng định lại tình cảm hay suy nghĩ sâu sắc của bản thân qua chuyến đi.

– Nêu giá trị hay bài học từ chuyến đi.

Bước 3: Viết bài

– Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài.

Bài văn tham khảo:

Năm ngoái, sau kì thi tuyển vào lớp mười, bố mẹ đã quyết định tặng cho em một chuyến đi du lịch biển Nha Trang – Ninh Thuận. Thật là một chuyến đi tuyệt vời! Nó đã mang lại cho em bao cảm xúc, bao kỉ niệm và thật nhiều niềm vui.

Chuyến đi của em bắt đầu từ sáng sớm. Bố mẹ và em đã bắt xe ra sân bay từ sáu giờ sáng. Bầu trời mùa hè trong xanh, mát mẻ, ánh mặt trời tinh mơ xuyên qua những tầng mây chiếu rọi xuống mặt đất rực rỡ vàng óng ánh. Đến sân bay, em mới bắt đầu cảm thấy hồi hộp. Ôi, lần đầu tiên được ngồi lên máy bay thật thích thú, nhưng vẫn cảm thấy lo lắng và hồi hộp cực kì. Đến khi bước lên máy bay, được nó chở bay lên những tầng không, lên cao vút thì cảm giác thật phấn khích. Em cảm tưởng như mình đang được giang cánh bay lượn khắp bầu trời với những đám mây bồng bềnh kia. Ngóng nhìn qua khung cửa sổ máy bay, thật thú vị khi những ngôi nhà cao tầng trên mặt đất cứ dần dần thu bé lại.

Qua hai giờ bay trên không trung, máy bay đã đưa gia đình em hạ cánh an toàn xuống sân bay Cam Ranh của Khánh Hòa. Chà, sân bay thật rộng và sạch sẽ, chẳng kém gì sân bay Nội Bài ở Hà Nội. Bước ra ngoài là đã thấy cả mặt biển xanh ngắt trước mắt, thấy gió biển lùa vào mát mẻ, thơm nồng vị muối, thật sảng khoái biết chừng nào! Bắt đầu những bước chân đầu tiên trên mảnh đất này, em đã thấy hương vị của biển tràn ngập cả không khí. Từng cơn gió lộng cứ mê mải thổi miết, cả những ngọn núi nhỏ nhỏ xanh rì bao quanh nữa. Bước đến đây, dường như bầu trời cũng khác ở nơi thành phố. Bầu trời dường như cao hơn, trong xanh hơn, những gợn mây lăn tăn cứ đuổi nhau bay tít ra xa. Ông mặt trời tỏa những tia nắng vàng ươm đượm mùi biển xuống mặt đất.

Xuống máy bay, bố mẹ em và em bắt xe để về khách sạn. Ngay sau đó, bố đã dẫn mẹ con em đi tắm biển ngay. Ôi nước biển ở đây mới thật là trong xanh làm sao! Nước biển cứ xanh biếc một màu đầy đẹp mắt. Còn những con sóng cứ kéo nhau xô vào bờ cát dài trắng tinh trải dài mênh mông. Khác với những vùng biển khác, cát biển ở Nha Trang lại mang màu trắng tinh khiết khiến cho em cảm thấy thích thú vô cùng. Em chạy nhảy và đắm mình trong làn nước xanh mát ấy. Những con sóng biển đã cuốn trôi hết mọi muộn phiền và mệt mỏi của cả năm học vừa qua của em. Thật hạnh phúc khi được thả mình vào làn nước trong mát này!

Tắm biển xong, bố lại dẫn mẹ con em đi thưởng thức hải sản của Nha Trang. Nào là ốc, tôm hùm, cua, ghẹ, … tất cả đều rất tươi ngon và được bày biện bắt mắt vô cùng. Em còn được bố dẫn đi xem những chú tôm đang bơi ở trong những bể nước của nhà hàng nữa.

Sang ngày thứ hai, bố mẹ và em đã cùng nhau thức dậy thật sớm để ra bờ biển ngắm bình minh. Phải nói bình minh trên biển đẹp tuyệt vời! Thật đáng tiếc nếu như ai chưa có dịp được tận mắt chứng kiến hình ảnh vừa rực rỡ vừa huy hoàng ấy. Vầng mặt trời đỏ ối từ từ nhô lên trên mặt biển từ đường chân trời xa tắp. Khi vừa xuất hiện, nó thật to và có màu đỏ cam. Làn nước biển trong xanh cũng bị nhuộm thành một màu đỏ ối. Tất cả bị bao trùm, choáng ngợp bởi ánh mặt trời lúc bình minh. Từng gợn sóng lăn tăn gợn nhẹ nhàng, nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ biển. Ngọn gió biển mặn nồng mơn man khuôn mặt của em. Ngọn gió ấy mang mùi hương của biển, của sớm tinh mơ, của ánh dương vàng nữa. Gió cũng thổi tung từng lọn tóc của bố mẹ, của em. Chưa bao giờ em lại được ngắm cảnh bình minh đẹp đẽ mà huy hoàng nhường ấy.

Ngày cuối cùng rong chơi trên dải đất Nha Trang, bố dẫn mẹ con em xuống tham quan vườn nho tại Ninh Thuận. Chao ôi! Cả một vùng rộng lớn tràn ngập màu xanh biếc của những tán là nho xanh. Bước vào vườn, những chùm nho trĩu trái đang dần chín đỏ đang trĩu nặng trên cành. Vào vườn nho, em được thưởng thức những trái nho tươi ngon còn đang lủng lẳng ngay trên cành cây. Những quả nho căng mọng, xanh đỏ đẹp mắt khiến cho em không thể rời mắt được. Những quả nho ngọt mắt mang hương vị nồng nàn của nơi đây và cả của biển cả nữa. Có lẽ sau này, khi có dịp, em sẽ còn trở lại nơi đây thêm nhiều lần nữa để thưởng thức lại hương vị đậm đà này.

Kết thúc chuyến du lịch, gia đình em trở lại Hà Nội, bắt đầu công việc thường nhật của mình. Bố mẹ lại đi làm trở lại còn em lại chuẩn bị để bắt đầu một năm học mới thật tốt. Thế nhưng dư âm của chuyến đi Nha Trang cứ còn vương vấn mãi trong em. Những kỉ niệm tươi đẹp ở vùng đất ấy sẽ mãi là những kỉ niệm đẹp nhất trong kí ức của em. Năm học mới, em tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu thật nhiều để có thể được đặt chân đến nhiều miền đất tươi đẹp khác trên đất nước Việt nam ta.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm cho

Viết xong, dùng bảng kiểm sau để tự chỉnh sửa bài văn.

Tiêu chí Đạt Chưa đạt
Mở bài Giới thiệu các thông tin chính của chuyến đi.
Nêu ấn tượng ban đầu về chuyến đi.
Thân bài Thuật lại các sự kiện diễn ra trong chuyến đi theo trình tự thời gian (từ khởi đầu đến kết thúc)
Dùng ngôi thứ nhất để kể.
Sử dụng yếu tố miêu tả và/ hoặc biểu cảm nhằm hỗ trợ cho việc kể chuyện.
Kết bài Khẳng định lại tình cảm hay suy nghĩ sâu sắc của bản thân qua chuyến đi.
Nêu giá trị hay bài học từ chuyến đi.
Trình bày, diễn đạt Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Sử dụng các từ ngữ, câu văn liên kết các phần, các đoạn của bài văn kể chuyện.

• Đọc lại bài văn trong vai người đọc và trả lời hai câu hỏi dưới đây:

1. Điều gì của bài văn này làm em thích/ chưa thích?

2. Nên điều chỉnh những gì để bài viết hay hơn?

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/