Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 9

Tài liệu soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 9

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

* Khái niệm:

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử thuộc loại văn bản thông tin, được viết nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử trên các phương diện: vị trí tọa lạc, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, cảnh quan, …; giá trị văn hóa, lịch sử, cách thức tham quan…

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

– Giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

– Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự không gian, trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, phân loại đối tượng…

– Dùng đề mục và các dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng.

– Sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin.

– Có thể kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự để hấp dẫn, thu hút người đọc.

– Trình bày thông tin chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.

– Cấu trúc gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: vị trí tọa lạc, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, cảnh quan…; giá trị văn hóa, lịch sử, cách thức tham quan…

+ Kết bài: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (có thể đưa ra lời mời tham quan).

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim

Câu 1 (trang 80 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1)Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Trả lời:       

Bố cục của bài viết bao gồm 3 phần:

– Mở bài: Giới thiệu khái quát về thắng cảnh

– Thân bài: Trình bày thông tin liên quan đến đặc điểm của thắng cảnh: vị trí, lịch sử hình thành, sự đa dạng sinh học, giá trị, cách tham quan.

– Kết bài: Đánh giá khái quát về thắng cảnh

Câu 2 (trang 80 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1)Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu vai trò của các đề mục trong văn bản.

Trả lời:

Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Các đề mục trong văn bản góp phần làm rõ, cung cấp các thông tin thuộc các phương diện khác nhau của Tràm Chim.

Câu 3 (trang 81 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1)Chỉ ra và nêu tác dụng của cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên.

Trả lời:

Cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết chính là cách trình bày theo phân loại đối tượng. Cách trình bày này giúp cho bài viết được mạch lạc, cụ thể, rõ ràng về từng khía cạnh được nói đến.

Câu 4 (trang 81 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1)Người viết tô đậm những từ ngữ nào trong văn bản? Dụng ý của cách trình bày này là gì? (làm nổi bật thông tin)

Trả lời:

– Người viết tô đậm những từ ngữ:

“Vị trí tọa lạc và lịch sử hình thành”

+ “Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim”

+ “Giá trị của Vườn Quốc gia Tràm Chim”

+ “Cách tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim”

– Người viết tô đậm những từ ngữ trên nhằm mục đích làm nổi bật những nội dung chính- những phương diện cơ bản của Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Câu 5 (trang 81 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1)Từ bài viết trên, em rút ra lưu ý gì khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?

Trả lời:

Khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, ta cần lưu ý chọn hình ảnh chính xác của đối tượng, hình ảnh minh họa ấy phải phù hợp với nội dung/ chi tiết ta muốn nhấn mạnh, hình ảnh cần đảm bảo về chất lượng,…

Câu 6 (trang 81 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1)Em học được điều gì về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết trên?

Trả lời:

Từ bài viết trên, em học được rằng khi thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, ta cần tìm hiểu những thông tin cơ bản của đối tượng và nên sử dụng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ để giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

*Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 81 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1)Viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở nơi em sống để tham gia cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

– Tìm hiểu yêu cầu hoặc thể lệ của cuộc thi mà bài viết cần đáp ứng.

– Xác định đối tượng, kiểu bài, mục đích viết và người đọc.

– Với mục đích và người đọc đó, nên chọn trình bày nội dung gì, cách viết như thế nào cho phù hợp?

– Trực tiếp tham quan danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử để ghi chép thông tin (tham khảo phiếu sau):

Phiếu thu thập thông tin danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

– Tên danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử: ……………………………………………

– Vị trí tọa lạc: ………………………………………………………………………..

– Lịch sử hình thành: …………………………………………………………………

– Đặc điểm cảnh quan: ……………………………………………………………….

– Giá trị văn hóa, lịch sử: …………………………………………………………….

– Cách thức tham quan: ………………………………………………………………

– Hình ảnh cần chụp hoặc quay phim: …………………………………………………

– Phỏng vấn khách tham quan hoặc người quản lí: ………………………………….

– Câu hỏi phỏng vấn: …………………………………………………………………

-….

– Tìm các tư liệu về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trên Internet, tạp chí/ sách chuyên ngành, báo, phim tư liệu… Trường hợp có những thông tin khác nhau hoặc trái chiều liên quan đến danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần tham khảo tư liệu gốc hoặc đối chiếu tư liệu từ các nguồn chính thống, đáng tin cậy nhằm lựa chọn thông tin chính xác.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Đọc và phân loại các thông tin đã thu thập, đánh dấu những thông tin quan trọng, ghi chú thư mục và nguồn trích dẫn của tài liệu tham khảo mà em có thể sử dụng cho bài viết.

– Từ thông tin đã thu thập, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết (tham khảo sơ đồ sau):

Bước 3: Viết bài

Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý:

– Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết

– Đặt nhan đề giới thiệu tên và đặc điểm nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử để hấp dẫn người đọc.

– Trình bày hệ thống các đề mục để làm rõ được những thông tin nổi bật, đặc sắc về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

– Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm…

– Kết hợp các cách trình bày thông tin như: theo trật tự không gian, trật tự thời gian, phân loại đối tượng, so sánh, đối chiếu…

– Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu…) đề làm nổi bật hệ thống những thông tin quan trọng.

Bài văn tham khảo:

Chùa Thầy là một trong số những ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng và linh thiêng nhất ở quê hương em.

Vị trí tọa độ và lịch sử hình thành

Chùa Thầy tọa lạc tại núi Thầy, ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Ban đầu, chùa Thầy chỉ là một am nhỏ được gọi là Hương Hải am, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm trụ trì. Về sau, chùa được vua Lý Nhân Tông, Dĩnh Quận Công cùng các hoàng tộc cho xây dựng thêm và chăm lo việc trùng tu. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì có nghĩa là ao Rồng. Sân chùa như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng. Tất cả như tạo nên một vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh cho chùa Thầy.

Đặc điểm kiến trúc của chùa Thầy

Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh. Chùa gồm ba tòa song song với nhau ứng với tên gọi lần lượt là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía trước chùa là một khoảng sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng. Hai bên cạnh của sân có hai cây cầu cong bắc qua một phần hồ tạo thành hai chiếc râu rồng, một bên bắc sang một hòn đảo nhỏ nay đã thành khu dân cư, còn một cầu bắc sang đền thờ Tam Phủ. Hai câu cầu này do Phùng Khắc Khoan xây dựng vào năm 1602. Giữa áo chùa có một thủy đình, nhìn từ xa như đang nổi giữa mặt hồ xanh biếc. Thủy đình này rộng khoảng bốn mét vuông, được dựng nên bằng bốn bức tường có tạo kiểu lối vào mái vòm giống nhau. Trên nóc thủy đình là một lớp ngói nhuốm màu rêu phong. Đây cũng chính là nơi diễn ra trò múa rối nước – một hình thức biểu diễn dân gian mà Thiền sư Từ Đạo Hạnh tìm ra và truyền lại cho người dân nơi đây.

Di sản văn hóa

Nằm tại xứ Đoài yên bình, chùa Thầy ít phải chịu những tác động trong hàng ngàn năm của những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, nên ngôi chùa đã giữ lại được bao vẻ bình dị, cổ kính, trở thành trung tâm phật giáo cổ và lớn nhất gần Kinh đô Thăng Long, lưu giữ nhiều di sản văn hóa của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Ngày 31 tháng 12 năm 2014, chùa Thầy đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.

Cách tham quan chùa Thầy

Để đến chùa Thầy, các bạn có thể sử dụng Google map tra đường, đi theo hướng Đại Lộ Thăng Long rất dễ dàng. Khi tới xã Sài Sơn, cách chùa khoảng 500m có một biển chỉ dẫn lớn dẫn các bạn vào chùa. Trước khi vào, các bạn cần gửi phương tiện đi lại ở khu dân cư và mua vé vào tham quan chùa. Khi vào chùa, các bạn sẽ được các cô, các bác là những người dân địa phương dẫn đi tham quan và lí giải, cung cấp nhiều thông tin về chùa, về những vị Thánh, Phật được thờ phụng trong chùa…

Chùa Thầy là một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Đến với chùa Thầy chúng ta sẽ được trải nghiệm một không gian yên bình, tâm hồn ta vì thế cũng như được xoa dịu, chữa lành. Chắc chắn, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc khi đặt chân tới ngôi chùa này.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

– Sau khi viết xong, tự kiểm tra bài viết dựa vào những gợi ý trong bảng sau:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

  Tiêu chí Đạt Chưa đạt
Mở bài Nêu tên của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử    
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử    
Thân bài Trình bày có hệ thống những thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử    
Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm, …    
Kết bài Đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử    
Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử    
Đưa ra lời mời gọi tham quan (nếu cần)    
Hình thức và diễn đạt Nhan đề và các đề mục nêu được thông tin chính của bài viết
Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ thông tin quan trọng
Sử dụng hiệu quả (các) cách trình bày thông tin
Chú thích tên cho các phương tiện phi ngôn ngữ và trích dẫn nguồn (nếu có)
Diễn đạt mạch lạc
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu

Đọc lại bài viết từ góc độ người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Bài viết có thú vị không? Có cung cấp những thông tin cụ thể, quan trọng về danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử không? Có khiến em muốn được đến đó tham quan không?

2. Bài viết này có cần điều chỉnh gì không?

Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-9/