Tài liệu Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại Văn 11 tập 2 kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại: Trả lời câu hỏi bài tham khảo
Câu 1 trang 83 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Bài viết đề cập đến tình trạng biến đổi khí hậu và những tác động dẫn tới làm suy thoái các hệ sinh thái và môi trường sống trên thế giới. Sự suy thoái này dẫn tới tâm lý đau khổ của một bộ phận người dân, còn được gọi là “tiếc thương sinh thái”.
Một số thông tin cơ bản được trình bày trong bài viết:
“Bước sang năm 2022, chúng ta nghe thấy và nhìn thấy biến đổi khí hậu ở mọi nơi, cả ở ngoài đời thực, cả trong ngôn ngữ và trong nghệ thuật”.
“Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội v.v.”
“Tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước”.
“Có thể thấy, đối với người ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu – cho dù là cộng đồng địa phương hay các nhà nghiên cứu thực địa, việc chứng kiến và cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu đã để lại tác động tâm lí nghiêm trọng, bởi những người này đã lâu ngày gần gũi và gắn bó với môi trường đang bị hủy hoại”.
“Tiếc thay, sau hàng thập kỷ biết đến mối nguy hại của biến đổi khí hậu, nỗi tiếc thương sinh thái đã bắt đầu ảnh hưởng tới cả người ở hậu phương”.
“Tình trạng biến đổi khí hậu do con người để lại hậu quả ở cả cấp vi mô và vĩ mô, trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần”.
Câu 2 trang 83 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Hệ thống ý chính của văn bản:
Giới thiệu khái quát thông tin về hiện tượng biến đổi khí hậu
Giải thích về định nghĩa, bản chất, nguyên nhân của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”.
Biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở những khu vực “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu.
Biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở những khu vực “hậu phương” của biến đổi khí hậu.
Sự lan tỏa toàn cầu của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội.
Khẳng định lại những hậu quả cần quan tâm do biến đổi khí hậu gây ra.
Trong văn bản này, tác giả đã cung cấp thông tin theo trình tự logic hợp lý để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung. Trước hết, tác giả giới thiệu chung để người đọc hình dung vấn đề được nói đến trong văn bản là gì. Sau đó, tác giả giải thích định nghĩa nhằm giúp người đọc hiểu được thế nào là “tiếc thương sinh thái”. Sau khi đã hiểu định nghĩa, tiếp tục theo dòng tư duy, tác giả trình bày về nguyên nhân và biểu hiện của chúng, và rồi cuối cùng là tác động mà “tiếc thương sinh thái” gây ra đối với mọi người. Từ những nội dung đã trình bày, tác giả tổng kết lại về những hậu quả đáng quan tâm mà biến đổi khí hậu gây ra. Cách trình bày luận điểm theo mạch tư duy logic như vậy giúp người đọc dễ theo dõi nắm bắt được mạch trình bày mà tác giả đưa ra.
Câu 3 trang 83 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức
Trong văn bản, tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận để làm rõ và truyền tải tốt hơn thông điệp tới người đọc. Tác dụng của các yếu tố kể trên là:
Tự sự, hay còn gọi là văn tự sự (văn kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự việc hiện tượng theo một trình tự logic từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc hiện tượng khác, cuối cùng là dẫn đến một kết thúc để thể hiện ý nghĩa của văn bản. Ta bắt gặp yếu tố tự sự thông qua bố cục và phương thức trình bày vấn đề “tiếc thương sinh thái” của tác giả.
Miêu tả và biểu cảm có tác dụng hỗ trợ và làm sâu sắc hơn, sinh động hơn yếu tố tự sự. Yếu tố miêu tả có thể bắt gặp ở các chi tiết như: “Pháp 58% rất hoặc cực kỳ lo…”, “Anh 49% rất hoặc cực kỳ lo…”, “Phần Lan 44% rất hoặc cực kỳ lo…”. Yếu tố biểu cảm có thể bắt gặp ở các chi tiết: “đều có chung những cảm xúc như nỗi thất vọng, u sầu, hay thậm chí là ý nghĩ muốn tự sát”.
Nghị luận là phương thức nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nói đến. Nghị luận khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh, để từ đó người đọc có thể hiểu vấn đề một cách tường tận hơn. Yếu tố nghị luận có thể bắt gặp thông qua việc tác giả trình bày về “tiếc thương sinh thái” ở nhiều khía cạnh như: nguyên nhân, biểu hiện và ảnh hưởng ở tiền tuyến, hậu phương, sự lan tỏa toàn cầu…
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại: Thực hành viết
Bài tham khảo 1
Đề bài: Tổ chức lễ hội văn hóa ở địa phương
Người xưa có câu: “Nhân bất thập toàn”, ám chỉ không ai sinh ra đã là hoàn hảo. Sai lầm là một điều thường thấy trong cuộc sống của mỗi người. Có sai lầm thì mới có thành công, thành công sinh ra từ những sai lầm. Từ người bình thường đến vĩ nhân, ai cũng đều mắc phải một số sai lầm trong cuộc đời và sự nghiệp. Nói lời xin lỗi luôn là điều cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi xảy ra lỗi lầm, một lời xin lỗi thực sự cần thiết để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc và khiến tâm hồn được bình yên hơn.
“Đổ lỗi” là hành vi một người cố tình phủ nhận lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ vì lý do khách quan hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Đây là hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. “Nhận lỗi”: Là hành động thừa nhận khuyết điểm, sai lầm của bản thân, đồng thời mang ý nghĩa đồng cảm, chia sẻ với những người đã bị tổn thương, bị tổn hại. Người biết xin lỗi là người mong muốn được tha thứ và có trách nhiệm đền bù thiệt hại.
Trong cuộc sống, con người đôi khi không thể tránh khỏi những tình huống khó khăn hay mắc sai lầm, ở những mức độ khác nhau. Khi chúng ta thừa nhận lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng, nghĩa là chúng ta đã và đang ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời hoàn thiện nhân cách của mình. Điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn đang lấy lại niềm tin của người khác dành cho bạn. Sai lầm chỉ mang đến cho bạn những điều tiêu cực như làm hại người khác, mất lòng tin, cảm thấy tội lỗi và đau khổ cho bản thân khi mắc sai lầm…nhưng những điều đó nếu biết cách khắc phục, bạn có thể rút ra những bài học bổ ích từ đó. Người biết nhận lỗi và sửa chữa là người biết đối mặt với thực tế và được người khác nhìn nhận, đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm là người can đảm, biết thay đổi để tốt đẹp hơn, đáng được tin tưởng, tha thứ và học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết sửa lỗi hay thừa nhận khi mình mắc lỗi. Có những người cố tình phạm sai lầm, làm tổn thương người khác vì lợi ích của mình… Họ đáng bị chỉ trích.
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.
Mỗi người chỉ sống một lần. Hãy hoàn thiện bản thân, làm người có đạo đức, bày tỏ lòng biết ơn, xin lỗi đúng lúc và đúng chỗ, phấn đấu trở thành một công dân tốt của xã hội.
Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!
Bài tham khảo 2
Đề bài: Trào lưu thịnh hành trong giới trẻ ngày nay.
Với sự phát triển vượt bậc của xã hội, các loại hình giải trí đa dạng đã thu hút được sự quan tâm của giới trẻ, làm sâu sắc thêm sự quan tâm, hứng thú và hiểu biết của họ. Đây là điều em muốn nói đến trong bài thuyết minh của mình: những xu hướng/trào lưu thịnh hành trong giới trẻ ngày nay và ảnh hưởng của chúng.
Đầu tiên, hãy hiểu xu hướng là gì. Xu hướng là một làn sóng hoặc hiện tượng xã hội thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người trong xã hội. Đó có thể là những xu hướng mạng xã hội, thời trang, ẩm thực, đi chơi,v.v. được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ biết đến và làm theo. Họ thích xu hướng và đam mê chúng nhưng lại chạy theo xu hướng mà bỏ qua nhiều thứ xung quanh như học tập, công việc, gia đình, v.v.
Nhiều bạn trẻ quá chú tâm vào mạng xã hội và dần bị cuốn theo các xu hướng mạng xã hội. Tik Tok là nền tảng hiện đang thu hút được sự quan tâm của giới trẻ. Họ hào hứng với các xu hướng nhảy múa, ăn uống, hóa thân thành các nhân vật… và sao chép các xu hướng đó. Họ mong video của mình sẽ được nhiều người xem và để lại tim, like, bình luận mà quên mất việc ăn ngủ. Nhiều người thậm chí còn bỏ ra số tiền lớn để mua lượt like, tương tác với mong muốn thỏa mãn sự nổi tiếng ảo. Hay đăng những bài viết, phát ngôn mơ hồ để gây like, chú ý…đây chính là thực tế cạnh tranh xu hướng trong giới trẻ hiện nay. Để thỏa mãn bản thân, họ sẵn sàng hạ nhục, gièm pha người khác một cách không thương tiếc, điều này gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do nhu cầu và mong muốn của các bạn trẻ được thể hiện bản thân quá nhiều, khoe khoang. Một bộ phận giới trẻ chạy theo xu hướng một cách mù quáng và dại dột vì họ muốn nổi tiếng, được biết đến và được ngưỡng mộ. Một nguyên nhân nữa là thiếu sự quan tâm từ gia đình, người thân. Họ không nhận thấy những thay đổi trong tâm lý của trẻ, từ đó xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Hiện tượng này luôn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến giới trẻ. Họ lãng phí thời gian và tiền bạc vào những việc vô nghĩa, bỏ bê việc học và đạt điểm kém. Hơn nữa, một hệ quả nghiêm trọng của những xu hướng này là chúng có thể làm nảy sinh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực ở giới trẻ nếu họ không đáp ứng được nhu cầu của bản thân hoặc phát triển sự nhạy cảm với cuộc sống xung quanh.
Vì vậy, tất cả các bạn trẻ hãy thận trọng và sáng suốt khi sử dụng mạng xã hội. Bạn cần đặt ra giới hạn cho chính mình. Bạn được phép xem mạng xã hội trong bao lâu, bạn được phép xem những nội dung gì,v.v. Đặt bản thân vào một khuôn khổ nhất định sẽ giúp chúng ta không đi quá xa và không mất kiểm soát. Đồng thời, các bạn trẻ cũng cần tích cực tham gia các công việc tập thể, hoạt động tình nguyện đóng góp trực tiếp cho cộng đồng, xã hội, nhằm hình thành lối sống lành mạnh cho bản thân. Điều này sẽ giúp các bạn trẻ cảm thấy thoải mái, thư thái hơn.
Tổng kết lại, những xu hướng/trào lưu thịnh hành trong giới trẻ tiềm ẩn những mối nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người trẻ. Vì vậy, chính bản thân mỗi cá nhân cần có sự nhận định và lựa chọn các trào lưu một cách khoa học, cẩn thận. Gia đình và xã hội cũng có trách nhiệm trong việc ủng hộ những xu hướng tốt, loại bỏ những trào lưu độc hại để giúp giới trẻ được phát triển một cách lành mạnh hơn.
Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:
https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/