Tóm tắt Mời trầu ngắn gọn | Cánh diều Ngữ Văn 8

Tài liệu tóm tắt Mời trầu văn8 bộ Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Tôi đi học hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn văn8.

tóm tắt mời trầu ngắn gọn cánh diều ngữ văn 8

Tóm tắt Mời trầu ngắn nhất

mẫu Tóm tắt Mời trầu (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Mời trầu – Mẫu 1

Trong kho tàng văn học Việt Nam, tình yêu là một đề tài được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng, và có thể nói rất nhiều tác giả đã tạo nên được thành công vang dội qua những bài thơ tình của mình. Và nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng là một trong số đó, nhưng cách thể hiện nội tâm của bà lại khác hoàn toàn hết sức nhạy cảm và tinh tế. Qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát về một hạnh phúc lứa đôi. Có thể nói rằng, trong cuộc đời của nữ nhà thơ, bà đã từng gặp và nên duyên với rất nhiều người, nhưng dù vậy đến cuối cùng bà lại chẳng có một cái kết đẹp. Thời trẻ với tình cảm hồn nhiên, ngây thơ, nhưng lại gặp những lời giỡn cợt, trêu đùa tình cảm của Chiêu Hổ. Hay thoắt đã trở thành vợ lẽ của Tổng Cóc, sống một kiếp tủi nhục trăm bề, ngày ngày làm bạn với sự cô đơn, hiu quạnh, u buồn. Hay thậm chí đến cả ông phủ Vĩnh Tường- người bạn văn chương thân thiết, cứ ngỡ rằng giờ đây đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, nhưng hóa ra cũng chỉ là một mộng ảo. Trái tim nhỏ bé của Xuân Hương vì thế mà tưởng trừng như đã nát tan. Biết bao đêm bà trằn trọc, nằm ôm hận một mình, tự thấy xót xa, thương cho cuộc đời của chính mình.

Tóm tắt Mời trầu – Mẫu 2

Bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương thể hiện nhiều khía cạnh của tính cách của bà. Bài thơ này cho thấy sự mạnh mẽ của bà trong việc vượt qua các ràng buộc truyền thống và những giới hạn của xã hội thời đó. Bà đảo lộn vai trò truyền thống của người phụ nữ trong việc mời trầu bạn tình. Điều này thể hiện sự tự chủ và tự quyết của bà trong tình yêu, chứng tỏ bà không chịu bị ràng buộc bởi các quy tắc xã hội hay lễ giáo.

Tuy mạnh mẽ và cởi mở trong tình yêu, Hồ Xuân Hương cũng thể hiện sự thông thái và sáng suốt. Bài thơ này thể hiện sự cháy bỏng của bà trong tình yêu, nhưng đồng thời, bà cũng nhận ra sự phù phiếm của tình đời. Điều này cho thấy tính cách của Hồ Xuân Hương không chỉ đa dạng mà còn sâu sắc và tinh tế, và bà luôn giữ vững tinh thần độc lập và sự nhận thức về cuộc sống và tình yêu.

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/